Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Sáng 27/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phân tích các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI năm 2023 và giải pháp nâng cao các chỉ số năm 2024 tỉnh Bắc Giang. Tham luận tại hội nghị có nhiều ý kiến của đại biểu đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2024.
Ông Phạm Ngọc Thạch - Phó Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nỗ lực xây dựng chính quyền địa phương thân thiện với người dân và doanh nghiệp

Tham luận tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Thạch - Phó Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phân tích một số thông tin về PCI và PGI của tỉnh Bắc Giang năm 2023. Theo ông Phạm Ngọc Thạch, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục nỗ lực xây dựng chính quyền địa phương thân thiện với người dân và doanh nghiệp (DN), cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực phản ứng và chất lượng thực thi chính sách, pháp luật, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền. Thực hiện Luật Đất đai 2024 và các nghị định hướng dẫn một cách hiệu quả, theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai và tiếp tục hoàn thiện và thực hiện công khai cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phê duyệt giá đất, tạo tiền đề thực hiện các TTHC liên quan.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách TTHC, giảm gánh nặng chi phí cho DN. Tập trung vào các lĩnh vực mà DN cho biết còn nhiều phiền hà như đất đai, thuế, môi trường, phòng cháy, bảo hiểm xã hội. Các chương trình hỗ trợ DN cần tập trung giải quyết những khó khăn mà DN đang gặp phải, đó là tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường...

Cùng đó, tỉnh cần chú trọng đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao, để từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước từ chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ sang lực lượng lao động có trình độ cao trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền để DN tiếp cận các nguồn lực, thực hiện các TTHC, các chính sách hỗ trợ DN..., tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN.

Nâng cao tính minh bạch thông tin

Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Cường cho rằng để tiếp tục duy trì thứ hạng top đầu trong các năm tiếp theo, tỉnh cần tập trung vào một số nhóm giải pháp chủ chốt đó là: Nâng cao tính minh bạch thông tin trên toàn hệ thống chính trịcác nhà đầu tư kỳ vọng rất lớn vào sự minh bạch công khai thông tin của địa phương. Trong thời kì môi trường số trở nên phổ biến thì việc công khai các thông tin về chính sách, pháp lý, thủ tục… không thể chỉ dừng lại ở văn bản, giấy tờ, niêm yết tại trụ sở mà cần quan tâm đặc biệt đến việc công khai đúng, đủ, kịp thời trên các nền tảng thông tin đại chúng.

Ông Nguyễn Cường - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI); tổ chức rút kinh nghiệm nhanh chóng sau mỗi kỳ công bố kết quả PCI, từ đó xác định được các nguyên nhân yếu kém để tìm ra mấu chốt khắc phục, đồng thời đưa ra được giải pháp cụ thể.

Ông Nguyễn Cường cho biết, qua phân tích chi tiết DDCI 2023 cho thấy tình trạng nổi cộm được cộng đồng DN phản ánh, đó là tình trạnh “tham nhũng vặt” còn đang phổ biến, và tập trung lớn tại cấp thực thi. Đây là một trong những yếu tố tạo ra cảm xúc không hài lòng của DN. Đặc biệt sự sụt giảm tại chỉ số Chi phí không chính thức sẽ kéo theo sự sụt giảm các chỉ số Chi phí thời gian, Tính năng động sáng tạo và ảnh hưởng gián tiếp đến niềm tin của cộng đồng DN tới người đứng đầu. Vì vậy, tỉnh cần mạnh mẽ tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thật sự trong sạch, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao gây khó khăn cho người dân và DN.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đổi mới công tác đối thoại DN định kỳ hàng tháng theo hướng thân thiện, hiệu quả và thực chất hơn nhằm lắng nghe và chỉ đạo giải quyết tốt nhất các tồn tại vướng mắc của DN. Nâng cao vai trò của truyền thông số trong cải thiện thứ hạng PCI của tỉnh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xử lý nhũng nhiều, phiền hà cho người dân và DN. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) theo hướng giảm đầu mối thực hiện, giảm thủ tục giải quyết, giảm thời gian chờ đợi của DN, nhà đầu tư. Tăng cường việc hỗ trợ DN. Đẩy mạnh hơn nữa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các sở, ban, ngành và địa phương.

Nâng cao thứ hạng chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai” và “Đào tạo lao động”

Đề xuất giải pháp tăng điểm, thứ hạng đối với chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai” trong Bộ chỉ số PCI”, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phí Thanh Bình cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tham mưu UBND tỉnh sửa đổi và ban hành bộ TTHC về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Công bố công khai, đầy đủ thông tin quy hoạch, tích cực hướng dẫn các DN nghiên cứu lập dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, có kế hoạch tiếp cận việc sử dụng đất. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, thường xuyên kiểm tra, giám sát; hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phí Thanh Bình.

Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hiệu quả Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Sở Tài nguyên và Môi trường; thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp đầy đủ các dữ liệu về quy hoạch, cơ chế chính sách cũng như hướng dẫn theo hướng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và có chỉ dẫn rõ ràng để thuận tiện tra cứu. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức, viên chức trong Sở và UBND cấp huyện, cấp xã về chuyên môn, nghiệp vụ và cách ứng xử trong thực thi công vụ trong quá trình tiếp xúc, hỗ trợ cho các tổ chức DN và cá nhân khi có nhu cầu tiếp cận các thông tin liên quan đến đất đai.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh, kiểm tra công tác CCHC và việc giải quyết các TTHC, xử lý nghiêm cán bộ cố tình để hồ sơ chậm hạn mà không có lý do chính đáng. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về giá đất, công khai, minh bạch giá đất để các nhà đầu tư quan tâm có cơ sở tiếp cận, nghiên cứu tham gia thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Văn phòng đăng ký đất đai bảo đảm thông suốt, chất lượng, hiệu quả, tạo niềm tin, sự hài lòng đối với người dân, DN đến thực hiện các TTHC.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Văn Hà.

Đề xuất giải pháp cải thiện điểm số và nâng cao thứ hạng về chỉ số thành phần “Đào tạo lao động” trong bộ chỉ số PCI năm 2024, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Văn Hà cho biết trong thời gian tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tham mưu và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia sản xuất công nghiệp đảm bảo về số lượng và chất lượng, lao động có kỹ năng nghề, tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của các DN.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Trường Cao đẳng, Trung cấp công lập, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các DN đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo, chuyển giao chương trình, giáo trình đào tạo giữa các trường đại học với các trường cao đẳng nghề và giữa các DN với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức định kỳ các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm nhằm hỗ trợ các DN trong công tác tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu, vị trí, trình độ mà DN cần tuyển.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về dịch vụ việc làm; đẩy mạnh hoạt động kết nối DN có nhu cầu tuyển lao động với các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm uy tín, chất lượng nhằm giúp các DN tuyển được lao động theo nhu cầu một cách nhanh nhất với chi phí hợp lý.

Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

Tham luận về giải pháp duy trì thứ hạng lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong bộ chỉ số CCHC (PAR INDEX), Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Gia Phong cho biết trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục duy trì điểm số các chỉ tiêu đã đạt điểm tối đa, trong đó duy trì, cập nhật nền tảng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang theo phiên bản mới nhất khi có sự thay đổi từ Chính phủ. Đảm bảo 100% các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP).

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Gia Phong.

Nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc trong xử lý hồ sơ công việc và gửi nhận văn bản điện tử. Phấn đấu 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, 100% văn bản được gửi dưới hình thức điện tử (trừ văn bản mật), 100% văn bản điện tử được ký số bởi lãnh đạo. Tiếp tục nâng cấp, cập nhật Hệ thống Cổng TTĐT, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật khi có sự thay đổi. Tiếp tục duy trì thực hiện số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; cấp kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt trên 50%.

Bên cạnh đó, tập trung chú trọng cải thiện điểm số các chỉ tiêu chưa đạt điểm tối đa, trong đó tiếp tục duy trì, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin lên Cổng TTĐT tỉnh và Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước theo hướng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và có chỉ dẫn rõ ràng để thuận tiện tra cứu. Nâng cao hiệu quả chuyên mục trao đổi, hỏi đáp đối với DN, nhà đầu tư trên Cổng TTĐT tỉnh, cổng TTĐT thành phần của các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời tiếp nhận và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhà đầu tư.

Phấn đấu nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 93%, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt trên 60%. Tiếp tục duy trì thực hiện số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; cấp kết quả giải quyết TTHC đạt 100%; khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt trên 50%. Cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi các nền tảng, cơ sở dữ liệu. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác CCHC của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trọng tâm tuyên truyền kết quả các Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI của tỉnh./.

Hải Huyền - Nguyễn Miền

Camera Giao thông Camera Giao thông

Hiển thị màn hình video tạm thời không có.

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,962
Tổng số trong ngày: 4,022
Tổng số trong tuần: 4,021
Tổng số trong tháng: 117,842
Tổng số trong năm: 1,026,387
Tổng số truy cập: 7,818,970